Ép neo – Ép tải

Tùy thuộc vào địa chất và vị trí công trình để xác định ép cọc theo loại hình nào phù hợp.

Hiện nay trên thị trường, có 2 loại hình được dùng và phổ biến nhất là Ép Tải và Ép Neo. Đặc điểm chung của 2 loại này là đều dùng giàn ép thủy lực giống nhau. Khác nhau ở chỗ đối trọng. Dạng ép tải thì dùng các khối bê tông hoặc thép, ép tải có tính linh hoạt, thi công nhanh, nhưng ngược lại ở những công trình có mặt bằng giao thông chật hẹp bắt buộc phải sử dụng phương pháp Ép Neo cho công trình. Dạng ép neo thì dùng các đầu neo khoan vào đất. Mục đích chung của 2 dạng này là kháng lại lực ép đưa cọc xuống nền đất khi tiến hành ép cọc.

Để kiểm soát chất lượng của việc ép cọc. Đầu tiên, ta phải kiểm tra Giàn máy ép có đã được kiểm định, đảm bảo đúng thông số yêu cầu, tiếp theo kiểm tra việc cẩu lắp cọc vào, tiến hành ép, ta kiểm tra tải trọng ép tương đương với chiều dài cọc đầu tiên. Khi kiểm tra trong lúc ép, ép hết lực ép thiết kế và độ sâu đạt yêu cầu, ta chọn được chiều dài cọc để tiến hành ép cọc đại trà.

Cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây ra xung lực lên đầu cọc

Giá trị tải trọng do Nhà thiết kế dự tính tác dụng lên cọc

Lực ép nhỏ nhất (Pep)min (The minimum jacking load)

Lực ép do Nhà thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 % đến 200 % tải trọng thiết kế

Lực ép lớn nhất (Pep)max (The maximum jacking load)

Lực ép do Nhà thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc; được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 % đến 300 % tải trọng thiết kế.

Cọc vuông bằng bê tông cốt thép đúc sẵn nên có thể kiểm tra được chất lượng cọc. Kích cỡ trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m. Ưu điểm là thi công nhanh, gọn, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc và giá thành không cao, Giá thành tổng thể, tùy vào số lượng cọc nhiều hay ít hoặc phải đóng sâu bao nhiêu.

Cọc ép tải:

Thi công nhanh, sử dụng cọc dài (khoảng 11m), ít nối cọc, biết được sơ bộ tải trọng khi ép cọc 

Cọc ép tải không thi công được ở những nơi đường chật hẹp, có đường dây điện chằng chịt và qua khu vực có cống. Vì xe cẩu, thiết bị, vật tư có tải trọng nặng cả 100 tấn tải và độ cao. Thi công cọc ép cần phải có tài liệu địa chất tại nơi xây dựng để xác định chiều sâu tim cọc.

Cọc ép neo:

Là cọc ép nhưng thi công bằng phương pháp dùng neo để níu cọc âm xuống đất thay vì phải dùng các cục tải ép cọc xuống.

Cọc ép neo là phương pháp ép cọc phổ biến nhất trong việc thi công xây dựng nhà dân, có đến trên 90% các nhà dân từ 3 tầng trở lên áp dụng phương pháp ép coc neo vì một số ưu điểm của nó:

  • Dễ dàng thi công ở những nơi chật hẹp chật hẹp, đường hẻm nhỏ.
  • Không ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
  • Thi công đơn giản nhanh chóng ( mỗi nhà bình thường chi khoảng 1-3 ngày).
  • Chi phí thấp.