Lợi ích ép cọc bằng máy ép thủy lực

Các lợi ích ép cọc bằng máy ép thủy lực như:

– Giảm giá thành kinh phí đầu tư

– Không gây ồn ào, mất vệ sinh môi trường

– Không làm nứt các cấu trúc công trình lân cận như đóng búa hơi

– Khách hàng có thể xác định được độ tải chính xác tới 98% nhờ vào đồng hồ áp kế đo áp lực của dầu và độ tải được chất trên giàn, nhằm mục đích xác định được tải thiết kế mà không cần đến phương pháp thử tải tĩnh.

– Khách hàng có thể kiểm soát được chất lượng bê tông thông qua mắt thường, bắn mác, nén mẫu, khoan mẫu bê tông mà không phải lo sợ bê tông bị thối rỗ như cọc nhồi đối với cồng trình nhà dân dụng.

– Quý khách hàng có thể rút ngắn được thời gian thi công do cọc đã được đúc sẵn tại nhà máy và vận chuyển đến công trình thi công, khách hàng không cần phải lấy đất, vận chuyển đất đi nơi khác đổ như phương pháp móng băng và khoan cọc nhồi cũng không cần phải san lấp đá cát lại như cũ.

– Cọc ép là cọc được hạ bằng năng lượng tĩnh, không gây nên xung lượng lên đầu cọc.

– Tải trọng thiết kế là giá trị tải trọng do Thiết kế dự tính tác dụng lên cọc.

– Lực ép nhỏ nhất (Pmin) là lực ép do Thiết kế quy định để đảm bảo tải trọng thiết kế lên cọc, thông thường lấy bằng 150 → 200% tải trọng thiết kế;

– Lực ép lớn nhất (Pmax) là lực ép do Thiết kế quy định, không vượt quá sức chịu tải của vật liệu cọc, được tính toán theo kết quả xuyên tĩnh, khi không có kết quả này thì thường lấy bằng 200 → 300% tải trọng thiết kế.

– Việc lựa chọn và sử dụng phương pháp nào phụ thuộc vào địa chất công trình và vị trí công trình, ngoài ra còn phụ thuộc vào chiều dài đoạn cọc và máy móc thiết bị phục vụ ép cọc để đưa ra phương pháp thi công: như búa đóng, ép neo, ép tải, khoan cọc nhồi, …

* Phương pháp thi công khoan cọc nhồi – ép cừ tràm và làm móng băng

  • Ưu điểm: cọc nhồi: Khách hàng có thể làm một số công trình lớn như cầu đường, nhà cao tầng
  • Nhược điểm: Khách hàng cần phải có khâu kiểm soát chất lượng khắt khe, tốn kém về kinh phí, thòi gian thi công, mất vệ sinh môi trường do lượng cát đá, đất bùn được khoan lên và mang đi nơi khác xử lý

* Phương pháp thi công đóng búa hơi – búa dầu Diesel

  • Ưu điểm: Với phương pháp này có thể thi công trên địa hình phức tạp như: sông nước, mặt bằng lầy lún, không bằng phẳng, hay cọc cần có độ xiên do tính chất kỹ thuật của công trình: Ví dụ như nhịp giữa của cầu.
  • Nhược điểm: phương pháp này sẽ cần kinh phí khá lớn, mặt bằng trống, tiếng ồn lớn, có thể làm nút các công trình lân cận, thời gian thi công dài.

* Phương pháp ép cừ tràm hay tre

  • Ưu điểm: khách hàng có thể giảm kinh phí mua cọc tràm, cọc tre và không có được công trình đảm bảo chất lượng, tính thẩm mỹ, an toàn, thời gian thi công, kinh tế, điều kiện thi công thực tế tính khách quan, điều kiện thời tiết, điều kiện vệ sinh môi trường, vậy chúng ta làm một bài toán so sánh phương pháp ép cọc thủy lực với một số phương pháp khác nhé:

Cọc nhồi – giám sát kỹ thuật – siêu âm, thử tải tĩnh sau khi đã thi công xong để xác định độ chính xác của tải – khoan thăm dò địa chất trước khi thi công, … Vậy thì cần có được tim cọc đạt chất lượng như thế với đường kính cọc D600 trở lên thì khách hàng cần phải bỏ ra một lượng kinh phí là bao nhiêu?

Đối với phương pháp làm móng băng chúng sẽ giúp là gia cố cứng bề mặt và không làm cho móng nhà bị lún, nứt cục bộ thế nhưng không phải địa chất nào chúng ta cũng làm móng băng được bởi địa chất hằng năm sẽ thay đổi ít nhiều mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được, bên cạnh đó chất đất cũng không đồng nhất cho nên chúng ta cũng khó xác định chính xác độ tải trên mỗi móng cột. với dộ sụt tự nhiên do tác động mạnh của nước ngầm – nắng – mưa và độ tải nén của tòa nhà, hằng năm sẽ làm cho tòa nhà của chúng ta bị lún một cách tự nhiên mà chúng ta không thể kiểm soát được, và chúng ta không mong muốn giống như chúng ta làm việc ban đầu dẫ tới tuổi thọ không dài, độ an toàn không cao, thẩm mỹ không đẹp.