Ưu nhược điểm các phương pháp ép cọc bê tông

Để khách hàng, chủ đầu tư, kiến trúc sư, thiết kế, kỹ sư, kỹ thuật có cái nhìn khái quát về phương pháp sử lý nền móng, sử lý chống lún tốt, an toàn, đảm bảo kỹ thuật, rút ngắn thời gian thi công, giảm giá thành chi phí đầu tư dự  án ban đầu,  đảm bảo tính thẩm mỹ, bảo vệ môi trường …vậy chúng tôi và các bạn cùng nhau nêu lên ưu, khuyết điểm đồng thời làm một phép tính và cùng nhau so sánh nhé!

۞ Phương pháp ép cọc bê tông cốt thép.

 Ưu điểm:

  • Giảm giá thành kinh phí đầu tư.
  • Hạn chế gây ồn ào, không gây mất vệ sinh môi trường.
  • Độ kháng uốn, module lực rất là lớn.
  • Hạn chế làm nứt các cấu trúc công trình lân cận không như đóng búa hơi.
  • Khách hàng có thể xác định được độ tải chính xác tới 95% nhờ vào đồng hồ áp kế đo áp lực của dầu và độ tải trọng được chất trên giàn, nhằm mục đích xác định được tải thiết kế cũng như phương pháp kiểm tra thử tải tĩnh.
  • Khách hàng có thể kiểm soát được chất lượng bê tông thông qua mắt thường, bắn mác, nén mẫu, khoan mẫu bê tông mà không phải lo sợ bê tông bị thối, hoặc bị mạch nước ngầm xâm nhập dẫn tới bị rỗ cọc như nhồi đối với cồng trình nhà dân dụng. ( Đường kính cọc nhồi < D600 )
  • Quý khách hàng có thể rút ngắn được thời gian thi công do cọc đã được đúc sẵn tại nhà máy và vận chuyển đến công trình thi công, khách hàng không cần phải lấy đất, vận chuyển đất đi nơi khác đổ như phương pháp móng băng và khoan cọc nhồi cũng không cần phải san lấp đá cát lại như hiện trạng ban đầu.

Nhược điểm:

Do tính đặc thù chung của công việc nên toàn bộ thiết bị, cọc sẽ được di dời vận chuyển vào ban đêm nhằm  giảm thiểu, không gây ùn tắc giao thông, giảm thiểu tai nan giao thông cho những người đi đường.

 

۞Phương pháp thi công khoan cọc nhồi.

Ưu điểm:

  • Khách hàng có thể làm một số công trình lớn như cầu đường, nhà cao tầng những công trình cần độ kháng uốn cao, tải trên đầu cọc cao, hoặc những công trình mà giàn ép không thể đưa vào được như giữa sông, tường vây hoặc mặt bằng quá hẹp.

CÔNG TRÌNH: CẦU SÀI GÒN 2 – TP.HCM

Nhược điểm:

  • Khách hàng cần phải có khâu kiểm soát chất lượng khắt khe như khoan thăm dò địa chất trước khi làm, tốn kém về kinh phí, mất  thời gian thi công, mất vệ sinh môi trường do lượng cát đá, đất bùn được khoan lên, phải lắng bùn và mang đi nơi khác xử lý, đồng thời phải đổ lại cát hoặc là sà bần sau khi đổ móng và đế móng đối với một số công trình.
  • Để kiểm soát chất lượng của phương pháp khoan cọc nhồi này khách hàng cần phải khoan với kích thước từ 600-800 trở lên và cần phải đặt ống siêu âm để kiển tra độ xâu cũng như chất lượng của cọc về khả năng mác bê tông, sắt thép, mạch nước ngầm dẫn tới bị rỗ cọc cũng như khả năng thối của bê tông hoăc nhiễm bùn đất. Và nếu như khách hàng muốn kiểm tra chính xác về sức chịu tải tối thiểu (Pmin) hoăc sức chịu tải tối đa (Pmax) thì quý khách hàng cần có thêm một phương pháp kiểm tra nữa là thử tải tĩnh. Chúng sẽ gây mất thời gian, tốn kém về kinh tế.

 

۞ Phương pháp thi công đóng búa hơi – (nén động).

Ưu điểm:

  • Với phương pháp này quý khách hàng  có thể thi công trên địa hình phức tạp như: Sông nước, mặt bằng lầy lún, không bằng phẳng, hay cọc cần có độ xiên do tính chất kỹ thuật và yêu của công trình: VD nhịp giữa của cầu. Móng mố cầu, cầu cảng.

Chúng có thể thi công được cả trên cạn lẫn trên xà lan (dưới nước).

Nhược điểm:

  • Phương pháp này sẽ cần kinh phí khá lớn, mặt bằng trống vì tiếng ồn lớn, độ rung lớn có thể làm nút các công trình lân cận cho nên nhũng công trình có thể làm được bằng phương pháp đóng búa hơi thì chúng phải được cách xa nhà dân, khu dân cư, thời gian thi công dài và khó đưa thiết bị vào để thi công, ảnh hưởng nhiều tới môi trường xung quanh.

 

۞ Phương pháp ép cừ tràm hay tre hay còn gọi là phương pháp móng băng.

Ưu điểm:

  • Khách hàng có thể giảm kinh phí đầu tư đối với khu vực mà nền địa chất là bùn, sình lầy. Nhưng chúng lại rất phù hợp  với những mặt bằng chật, hẹp. Máy móc và vật tư khá là dễ tìm kiếm ở một số khu vực như nông thôn hoặc khu vực mà công nghệ chưa thịnh hành.
  • Đối với phương pháp làm móng băng chúng sẽ giúp là gia cố cứng bề mặt và không làm cho móng nhà bị lún, nứt cục bộ thế nhưng không phải địa chất nào chúng ta cũng làm được.

Nhược điểm:

  • Tuổi thọ của công trình không cao bởi đối với phương pháp này thì chúng chỉ mang tính gia cố bề mặt, chánh sụt lún cục bộ, cây tre hoặc chàm rất nhanh bị mục nếu khu vực đó là đất không có nước thường xuyên.
  • Chúng ta khó mà có thể xác định kiểm tra độ tải thực chất của chúng ngay lúc đó.
  • Chúng ta cũng phải mang đất, đá đi và phải mang đất, đá, cát lại sau khi chúng ép song cọc chàm hoặc tre và làm móng băng song cho nên chúng cũng khá tốn kém về tài chính này, kéo giài thời gian thi công, gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là tỉ lệ sạt lở những công trình lân cận rất là cao nếu như chúng ta không có biện pháp chống sạt lở tốt. Bởi địa chất hằng năm sẽ thay đổi ít nhiều mà mắt thường chúng ta không thể nhìn thấy được, bên cạnh đó chất đất cũng không đồng nhất cho nên chúng ta cũng khó xác định chính xác độ tải trên mỗi móng cột. với dộ sụt tự nhiên do tác động mạnh của nước ngầm – nắng – mưa và độ tải nén của tòa nhà, hằng năm sẽ làm cho tòa nhà của chúng ta bị lún một cách tự nhiên mà chúng ta không thể kiểm soát được, và chúng ta không mong muốn giống như chúng ta làm việc ban đầu dẫ tới tuổi thọ không dài, độ an toàn không cao, thẩm mỹ không đẹp.